IPv6 là gì và cơ chế Dual Stacks trong chuyển đổi IPv4 sang IPv6

Đã sửa đổi vào Thu, 13 Tháng 10, 2022 tại 11:07 SA

IPv6 là gì và cơ chế Dual Stacks trong chuyển đổi IPv4 sang IPv6

1. Khái niệm IPv6 là gì?

Đầu tiên chúng ta nhắc lại một số kiến thức về IP:

  • Có thể hiểu đơn giản IP là một địa chỉ riêng của người dùng khi sử dụng trên internet và chỉ khi có IP thì người dùng mới có thể giao tiếp tất cả thông tin với mọi người ở khắp mọi nơi trên internet.

  • Trên internet thì địa chỉ IP được định hình là một dãy số cố định theo một chuỗi tập hợp các con số khác nhau và có giới hạn nhất định. Chính vì có giới hạn nên khi lượng người dùng càng cao, địa chỉ IP được cấp càng nhiều và khi sắp đạt đến giới hạn cho phép của IPv4 (khoảng 4,3 tỉ địa chỉ) thì IPv6 được tạo ra để giải quyết vấn đề này.

Địa chỉ IPv6 sẽ có chức năng tương tự với IPv4 nhưng IPv6 sẽ là dãy số tập hợp các ký tự dài hơn để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của người dùng ngày càng tăng lên tính đến thời điểm hiện tại.

Địa chỉ IPv6 được phát triển khi IPv4 đã được sử dụng rộng rãi, mạng lưới IPv4 Internet đã hoàn thiện và hoạt động ổn định. Chính vì thế việc chuyển đổi hoàn toàn từ mạng IPv4 sang mạng IPv6 không phải là một công việc dễ dàng hay có thể thực hiện ngay được mà IPv6 và IPv4 sẽ phải cùng tồn tại trong một thời gian rất dài. Trong quá trình phát triển của mình, các kết nối IPv6 sẽ tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có của IPv4. Do vậy cần có những công nghệ phục vụ cho việc chuyển đổi từ địa chỉ IPv4 sang địa chỉ IPv6.

2. Cơ chế Dual Stack trong chuyển đổi mạng IPv4 sang IPv6

Một cách để một node triển khai IPv6 và vẫn duy trì sự tương thích với node IPv4 đó là sử dụng song song 2 giao thức IPv4 và IPv6. Một node sẽ cấu hình cả 2 giao thức được gọi là node IPv6/IPv4. Node này có thể liên lạc với IPv6 sử dụng gói tin IPv6 và với IPv4 sử dụng gói tin IPv4.

https://docs.smartcloud.vn/wp-content/uploads/2021/07/dual_stack_smartcloud.png

Mô hình Dual-Stack. Nguồn: vnpro.vn

 

  • Ưu điểm của Dual Stack: đây là cơ chế cơ bản nhất để nút mạng có thể hoạt động đồng thời với cả hai giao thức Cơ chế này dễ triển khai, cho phép duy trì các kết nối bằng cả hai giao thức IPv4 và IPv6 nên nó được hỗ trợ trên nhiều nền tảng hệ điều hành khác nhau như: FreeBSD, Linux, Solaris, Window… Cơ chế này dễ triển khai, cho phép duy trì các kết nối bằng cả hai giao thức IPv4, IPv6.

Nhược điểm của cơ chế Dual Stack: cấu hình mạng có thể sử dụng hai bảng định tuyến và hai quy trình định tuyến thuộc hai giao thức định tuyến. IPv6 có cơ chế bảo mật tích hợp còn IPv4 thì lại phải có phần mềm riêng nên khả năng mở rộng kém vì phải sử dụng địa chỉ IPv4.

Bài viết này có hữu ích không?

Thật tuyệt!

Cám ơn phản hồi của bạn

Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều!

Cám ơn phản hồi của bạn

Hãy cho chúng tôi biết làm thế nào chúng tôi có thể cải thiện bài viết này!

Chọn ít nhất một trong những lý do

Đã gửi phản hồi

Chúng tôi đánh giá cao nỗ lực của bạn và sẽ cố gắng sửa bài viết